Bạn đã khi nào trải qua cảm giác khi đang ngủ mà có ai đó đang đè chặt lên ngực khiến bạn không thể thở được nhưng không thể nào chống cự, hãy cùng giải mã nhé!
Hiện tượng bị bóng đè
Bóng đè là gì? Hiện tượng bóng đè có tên tiếng Anh là sleep paralysis (chứng liệt thân khi ngủ) là tình trạng khi bạn cảm giác toàn thân không thể cử động được mặc dù tinh thần vẫn tỉnh táo. Hiện tượng bị bóng đè xảy ra khi cơ thể chuyển giao giữa các giai đoạn thức và ngủ. Khi ấy, bạn sẽ có cảm giác không thể di chuyển hay nói năng gì được trong vòng vài giây hoặc lên đến vài phút.
1. Dấu hiệu khi bị bóng đè
Dấu hiệu chính bạn sẽ trải qua khi bị bóng đè là vẫn nhận thức được môi trường xung quanh nhưng tạm thời không thể di chuyển hoặc nói chuyện được. Điều này có thể xảy ra khi bạn thức dậy hoặc đi ngủ và cảm thấy các dấu hiệu sau đây:
- Đổ mồ hôi
- Không thể hít thở sâu
- Cảm thấy sợ hãi cực độ
- Đau nhức đầu hay toàn thân
- Cảm giác như ngực bị thắt lại
- Không thể mở mắt (trong nhiều trường hợp)
- Tưởng tượng thấy có ai đó trong phòng và muốn làm hại mình
Thời gian bị bóng đè sẽ kéo dài không lâu, chỉ từ vài giây đến vài phút. Tuy nhiên, sau đó bạn vẫn sẽ có cảm giác bất an, lo lắng quá mức và khó đi ngủ lại.
2. Nguyên nhân nào gây ra bóng đè?
2.1. Stress (nguyên nhân Hàng đầu)
Những căng thẳng tâm lý hay sự lo âu xuất phát từ công việc và đời sống có thể làm thay đổi giấc ngủ nhiều hơn bạn nghĩ. Stress kéo dài liên tục tạo ra kích thích lên vỏ não, làm đảo lộn chu trình REM và non-REM của giấc ngủ. Sự lo lắng mơ hồ khi ngủ ở một nơi không quen thuộc, ngủ một mình… cũng khiến bạn dễ gặp hiện tượng bóng đè hơn.
2.2. Tư thế nằm ngủ
Các nghiên cứu cho thấy khi ngủ ở tư thế nằm ngửa, đặt biệt là tay hoặc gối đặt lên ngực sẽ làm người tại bị bóng đè nhiều hơn. Vì việc nằm ngửa hoặc đặt đồ vật lên ngực có thể cản trở đường thở và làm não rơi vào trạng thái thiếu oxy. Trạng thái thiếu oxy dẫn đến thở nhanh và tim đập nhanh. Tình trạng này dễ bị não hiểu thành nỗi sợ và tạo ra các câu chuyện trong giấc mơ để hợp lý hóa nỗi sợ này.
2.3. Đảo lộn chu trình hay các thói quen ngủ
Việc trực gác theo ca kíp với giấc ngủ không trọn vẹn trong các tour trực làm rút ngắn các pha của giấc ngủ và làm chúng chồng lắp lên nhau. Vì không thể ngủ đủ sâu, não của bạn có thể bị “đánh thức” trong các giai đoạn chuyển pha này. Và nếu “thức tỉnh” trong giai đoạn giấc ngủ REM đang đến, bạn sẽ trải nghiệm hiện tượng “bóng đè”. Điều này thường gặp ở nhân viên y tế, trong các đêm trực của họ, và cũng thường được bí ẩn hóa thành những câu chuyện kỳ bí nơi bệnh viện.
3.4. Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, một số chất bạn hay sử dụng như cà phê hay rượu, hoặc một số loại thuốc điều trị cũng có thể gây ra hiện tượng khó chịu.
Một số bệnh cơ thể hay rối loạn tâm thần cũng cũng làm bạn bị mơ nhiều hơn hơn và ngủ không sâu giấc, thức dậy mệt mỏi: hội chứng ngưng thở khi ngủ, lo âu, trầm cảm, rối loạn thích ứng..
3. Cách để thoát khỏi bóng đè khi ngủ
- Hãy bình tĩnh, vì bạn biết rằng đây chỉ là một giấc mơ. Những hình ảnh bạn thấy trong mơ dù rất đáng sợ nhưng không phải là thực.
Nhận biết mình đang ở trong mơ
- Quan sát xem có gì đó không ổn trong khung cảnh xung quanh: có gì khác với khung cảnh bạn từng biết, có vị trí của đồ vật nào bị thay đổi, hay có ai đó vốn dĩ không thể ở đó. Tìm ra những điểm bất hợp lý cho thấy mình đang ở trong mơ.
- Nhận ra rằng việc mình không thể di chuyển như ý muốn chính là một điểm cho thấy mình đang mơ. Đừng sợ hãi.
Bình tĩnh lại
- Bằng cách hít thở sâu
Và thoát ra
- Cảm nhận mình đang vận động được ở các vùng cơ nhỏ như ngón tay, ngón chân, mặt…
- Chọn một vùng, như ngón tay/bàn tay chẳng hạn, tập trung hết sự chú ý vào vùng đó và dằng ra thật mạnh.
- Một trong những cái dằng thật mạnh đó sẽ dẫn tới một cảm giác hẫng, và bạn thoát ra khỏi cơn mơ, thật sự mở mắt và cảm nhận được tay chân mình lại vận động bình thường được.
- Nếu bạn bị thức giấc giữa đêm. Việc cố ngủ lại ngay có thể dẫn đến đợt bóng đè tiếp theo và nhiều lần sau đó nữa. Nếu gặp trường hợp này, hãy ngồi dậy, uống 1 ly nước, bình tĩnh lại rồi hẵng ngủ tiếp.
Ngủ bị bóng đè sẽ không còn là nỗi sợ hãi nếu bạn hiểu rõ về hiện tượng này và biết rõ cách xử trí khi tình huống này xảy ra. Hãy luôn đảm bảo giờ giấc sinh hoạt thức – ngủ hợp lý để tránh được những nguy cơ khác liên quan đến giấc ngủ bạn nhé.
Các bài viết của Kubets chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.